4 ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐĂNG KÝ HỌC LÁI XE Ô TÔ
Dù học lái xe bằng B1, B2, C…. hay có ý định nâng dấu bằng lái xe ô tô thì các bạn học viên nên chú ý 4 điều sau đây khi đăng ký tại các trung tâm đào tạo lái xe ô tô.
4 điều cần chú ý khi đăng ký học lái xe ô tô
+Số giờ học thực hành trên xe ô tô
+Tài liệu ôn thi lý thuyết
+Thời gian đào tạo
+ Lệ Phí
1/SỐ GIỜ HỌC THỰC HÀNH TRÊN XE Ô TÔ
++ Tùy vào kỹ năng lái xe của từng cá nhân mà số giờ học thực hành trực tiếp trên xe ô tô ở mức độ nhiều hay ít.
++ Nếu bạn đã thành thạo các kỹ năng lái xe thì chỉ nên đăng ký thi sát hạch lái xe bỏ qua phần học thực hành như vậy sẽ giảm được chi phí cho phần học này.
++ Nếu bạn chỉ biết sơ qua hoặc không biết gì cả về các kỹ năng lái xe thì nên đăng ký số giờ học thực hành từ 15 giờ trở lên để đảm bảo kỹ năng lái xe ô tô trên sa hình thành thạo.
++ Tùy vào số giờ học thực hành của bạn mà lệ phí khóa học ít hay nhiều khác nhau.
++ Ngoài ra một điều cần chú ý khi đăng ký học lái xe ô tô là số giờ học thực hành trực tiếp. Bạn cần đọc hiểu rõ điều này trong hợp đồng hoặc hỏi trực tiếp nhân viên tư vấn để không chịu thiệt thòi sau này. Vì có một số trung tâm lợi dụng sự mơ hồ của khách hàng để giảm lệ phí khóa học song song đó giảm luôn giờ học thực hành. Hoặc cũng đúng giờ học nhưng xe không tiêu chuẩn, phí xăng dầu học viên tự chịu…v.v.v
2/TÀI LIỆU ÔN THI LÝ THUYẾT LÁI XE Ô TÔ NĂM 2021
++ Các quy định về luật giao thông đường bộ thay đổi kéo theo đó là các kiến thức về biển báo, làn đường, tốc độ …cũng thay đổi theo chuẩn của bộ GTVT
++ Ví dụ Ở quy định cũ 2012, biển cấm rẽ trái (P123a) đồng nghĩa với việc cấm quay đầu. Nhưng kể từ 1/11/2016, biển này không mang ý nghĩa đó nữa theo nội dung mới. Như vậy, quan niệm “cứ cấm rẽ trái là cấm quay đầu” sẽ không còn giá trị.
Nếu bạn học theo tài liệu cũ thì bạn sẽ trả lời sai câu hỏi này gây ảnh hưởng đến phần thi lý thuyết giao thông của mình.
3/THỜI GIAN ĐÀO TẠO, THI SÁT HẠCH VÀ NHẬN BẰNG
++ Thông thường quy trình tiếp nhận hồ sơ của các học viên đăng ký khóa học và thi sát hạch lái xe ô tô theo đúng quy chuẩn của bộ GTVT như sau:
Nhân viên tư vấn và tiếp nhận hồ sơ cuả học viên
==> Học viên nộp lệ phí và sắp xếp thời gian phù hợp để nhận lịch học lý thuyết, địa điểm và thời gian học thực hành (thời gian và địa điểm có thể thay đổi theo nguyện vọng của các học viên để phù hợp nhất với công việc)
==>Hồ sơ của học viên được chuyển lên Sở GTVT
==>Nhân viên tư vấn gọi điện thông báo thời gian thi lý thuyết và thi sát hạch
==> Học viên tham gia kỳ thi lý thuyết, nếu “Đạt” tiếp tục phần thi sát hạch, nếu rớt trung tâm hỗ trợ phần lệ phí thi lại này
==>Sau khi vượt qua kỳ thi sát hạch khoảng 15 đến 30 ngày sau nhân viên tư vấn sẽ gọi điện trực tiếp thông báo để học viên nhận bằng hoặc có thể giao tận nhà cho học viên có nhu cầu.
++ Tất cả quá trình trên thường kéo dài từ 3,5 đến 6 tháng tùy thuộc vào loại GPLX mà học viên đăng ký.
4/LỆ PHÍ KHÓA HỌC LÁI XE Ô TÔ
++ Như đã đề cập ở trên trong phần số giờ học thực hành thì lệ phí khóa học nhiều hay ít khác nhau dựa vào số giờ học thực hành. Nếu bạn có ý định đăng ký học lái xe ô tô cần tìm hiểu rõ những mục trên để tránh thiệt thòi cho bản thân.
Ngoài ra cần xem rõ trung tâm có cam kết không phát sinh chi phí trong quá trình đào tạo hay không. Vì có nhiều trường hợp để chạy doanh số đủ chỉ tiêu mà các trung tâm tư vấn giá thấp nhằm lôi kéo học viên nhưng sau đó phát sinh chi phí rất nhiều trong quá trình đào tạo.
TRUNG TÂM DẠY LÁI XE PHÚ MỸ HƯNG
ĐỊA CHỈ : 252 KHÁNH HỘI, PHƯỜNG 6 QUẬN 4
LÌ XÌ 1 TRIỆU CHO NHỮNG HỌC VIÊN ĐĂNG KÝ NGAY BÂY GIỜ
GỌI NGAY NHÂN VIÊN TƯ VẤN HOẶC ĐỂ LẠI SĐT ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI
– 0935085569 ( ZALO ) MS PHƯƠNG